Hình ảnh sản phẩm

DỰ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ÁP MÁI KẾT HỢP TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP DI LINH – LÂM ĐỒNG

Địa điểm: Xã Hòa Bắc – Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng

Quy mô trang trại:

  • Xã Đinh Lạc: 82.297m2
  • Xã Hòa Bắc: 16.210m2

Hình thức xây dựng: Trang trại trồng nông nghiệp

Mục tiêu dự án: Đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái

Địa điểm: Xã Hòa Bắc – Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng

Quy mô trang trại:

  • Xã Đinh Lạc: 82.297m2
  • Xã Hòa Bắc: 16.210m2

Hình thức xây dựng: Trang trại trồng nông nghiệp

Mục tiêu dự án: Đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái

Hiệu quả kinh tế: Tăng thu nhập cho người sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân. Sản phẩm thương phẩm bao gồm sản phẩm tươi và sản phẩm đã qua chế biến sâu: Đinh Lăng, Sâm Ngọc Linh, các loại Nấm, Gừng cung cấp ra thị trường. Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt cho nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái bán lại cho công ty Điện lực với công suất là 1,100KWp.

Địa chỉ:

  • Thửa 8, TBĐ số 8B, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 11, TBĐ số 11D, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 24, TBĐ số 11D, địa chỉ: Thôn Tân Phú, Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 25, TBĐ số 3, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 26, TBĐ số 11D, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 27, TBĐ số 11D, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 32, TBĐ số 11D, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 39, (Thửa 45 + 46), TBĐ số11D, địa chỉ: Xã Đinh Lạc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng
  • Thửa 06, TBĐ số 35, địa chỉ: Xã Hòa Bắc, Huyện Di Linh, Lâm Đồng

Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Lâm Đồng là tỉnh tiên phong trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chú trọng cả nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều đột phá trong sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành ngành kinh tế chủ lực.

Giai đoạn mới, Lâm Đồng xác định tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại; là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp thông minh tầm quốc gia và quốc tế; đưa nông sản tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ông Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng có nhiều lợi thế so sánh về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh xác định nông nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những chương trình trọng tâm, khâu đột phá của tỉnh. Nhiều năm qua, tỉnh đã phát huy được lợi thế đó để phát triển nông nghiệp, tạo dựng nhiều thương hiệu sản phẩm danh tiếng tại Việt Nam cũng như thế giới, từng bước đưa nông sản thương hiệu Lâm Đồng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Với định hướng đó, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp và nông thôn đồng bộ, thống nhất như: hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (chuyển đổi các hình thức hỗ trợ dàn trải, manh mún sang các mô hình đồng bộ, khép kín; chuyển hình thức hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp thông qua đào tạo tay nghề, hỗ trợ kỹ thuật - công nghệ; chuyển hình thức hỗ trợ trước đầu tư sang hỗ trợ sau đầu tư đối với hạng mục phù hợp; ưu tiên hỗ trợ các hộ nông dân có điều kiện khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số…); chính sách nghiên cứu khoa học (hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu khoa học, chế tạo máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (các hoạt động lai tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi giống mới phù hợp với thực tiễn sản xuất trên địa bàn tỉnh); chính sách khuyến khích liên kết, hợp tác (hỗ trợ phát triển trang trại, hợp tác xã; thu hút đầu tư; liên kết trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra quỹ đất tập trung…); chính sách thủy lợi nhỏ, đặc biệt là chính sách xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Với nhà nông, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tỉnh đều hỗ trợ đào tạo, tập huấn, tổ chức các buổi trao đổi với chuyên gia để nâng cao trình độ quản trị. Lâm Đồng thường xuyên tổ chức cho các nhà nông “thế hệ mới” tham quan, tìm hiểu các mô hình của nền nông nghiệp hiện đại ở các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Israel... Những chuyến tập huấn ngắn này đã mở rộng tầm nhìn và tư duy làm nông nghiệp tại địa phương.

Lâm Đồng cũng đã ban hành quy định về tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch canh nông, tạo hành lang pháp lý để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Hơn nữa, về vấn đề thương mại điện tử, tỉnh cũng đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực để quảng bá, bán hàng trực tuyến các nông sản có chất lượng cao, đáp ứng phân khúc thị trường mới.

Kết hợp sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời để phát triển bền vững

Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời sẽ tối đa hóa lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất, tăng nguồn thu cho người dân. Đặc biệt, góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh là rất quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chủ trương nhất quán của nhà nước ta trong thời gian qua cũng như trong tương lai là phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hay nói một cách khác phát triển nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng tái tạo đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển năng lượng tái tạo. Theo đó, ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội cho thị trường điện sạch tại Việt Nam và giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm khi lắp điện mặt trời.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp là mô hình sử dụng đất kết hợp có chủ đích đối với hoạt động phát điện mặt trời và sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), nhằm giảm nhẹ xung đột sử dụng tài nguyên đất và mang lại lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn so với ứng dụng đơn lẻ.

Ngoài ra, hệ thống pin mặt trời sẽ tạo bóng râm giúp giảm bức xạ mặt trời, giảm tốc độ bốc hơi nước và tiết kiệm được khoảng 14-29% nước tưới cho cây trồng. Do đó, hệ thống pin mặt trời rất thích hợp đối với nhiều loại cây ưa ánh nắng tán xạ.

Chia sẻ về mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của địa phương trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toàn cho biết: "Mục tiêu từ năm 2020 đến 2025, hệ thống điện mặt trời áp mái phải phát triển rộng rãi trên mái nhà từ hộ gia đình, nhà xưởng đến trang trại, phấn đấu đạt ít nhất 120 MW trên toàn tỉnh”.

Có thể thấy, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời không chỉ giúp tăng giá trị sử dụng đất mà còn tạo cơ hội cho người nông dân có thêm thu nhập, tiếp cận được nguồn năng lượng sạch và bền vững, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.

Để phát triển rộng rãi mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời áp mái không phải điều dễ dàng, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao, giá thành đắt, tuy nhiên, sẽ hạn chế tối đa những hệ lụy về môi trường, bệnh tật... Do đó, cần phải có chính sách cụ thể, phù hợp, linh hoạt với từng địa phương để điện mặt trời áp mái được phát triển đồng bộ, bền vững và tương xứng với tiềm năng sẵn có.